Ổn áp lioa có tuổi thọ rất cao, nhưng dùng lâu có thể gặp các sự cố
ngoài ý muốn, chính vì vậy chúng ta cần phải có kiến thức và kinh nghiệm
để có thể sử dụng On ap lioa một cách tốt nhất.
Nuế gặp
vấ đề về sự cố của Ổn áp lioa cần nhất thiết phải biết được các lỗi cơ
bản của nó, dưới đây là các lỗi mà người dùng có thể thấy được.
- Ổn áp bị mất tác dụng.
- Điện áp ra thấp hơn điện áp vào.
- Điện áp ra cao hơn điện áp vào.
- Máy phát ra tiếng kêu lạ nghe khó chịu.
- Không có điện áp ở đầu ra máy ổn áp.
- Attomat thường xuyên bị nhảy.
- Xuất hiện hiện tượng đánh lửa bên trong máy trong quá trình vận hành có tải.
- Điện áp ra hay bị ngắt rồi lại có trở lại.
Các nguyên nhân dẫn đến hỏng, lỗi ổn áp:
- Máy hoạt động lâu năm mà không thực hiện bảo dưỡng.
- Máy hoạt động thường xuyên ở chế độ đầy tải.
- Máy hoạt động ở nơi có nguồn điện vào biến thiên mạnh và liên tục.
- Máy hoạt động thường xuyên ở vùng điện áp thấp.
- Máy đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn và có độ ẩm cao.
- Do thợ nắp đặt hay thợ sửa chữa lioa, sửa lioa đã đấu nối sai các mạch dây.
Cách khắc phục và xử lý các sự cố hổng ổn áp:
Giữ
an toàn để phòng tránh điện giật và các nguy cơ cháy nổ luôn cần thiết
với mọi nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn nhận biết những dấu
hiệu nguy hiểm về điện. Mong rằng các thông tin sau sẽ giúp người dùng
sẽ an tâm dùng các thiết bị điện mà ko phải lo đi sửa lioa, sửa chữa
lioa hay các thiết bị điện khác:
- Trước khi sửa chữa điện phải tắt nguồn điện. Kiểm tra xem mạch điện đó còn hoạt động hay không.
- Những dụng cụ sửa chữa điện cần thiết phải có: đèn pin, kìm,
tua-nơ-vít có tay cầm bảo vệ, băng keo cách điện, kìm cắt dây điện. Phải
chắc chắn là bạn biết cách sử dụng những dụng cụ sửa chữa điện một cách
an toàn và chính xác.
- Thường xuyên kiểm tra tất cả các
phích cắm điện và dây điện trong nhà xem có hư hỏng không. Sửa lại những
chỗ nối bị hở, không bao giờ để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà vì
chúng có thể bị rách, bị hở. Không được đóng đinh vào tường gần ổ điện
đi ngầm.
- Giữ tay khô và không được đụng vào các đồ điện khi
tay còn ướt hay lau bằng vải ướt, vì nước dẫn điện và bạn có thể bị điện
giật.
- Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều
hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn. Hệ thống quá
tải dễ sinh cháy và hư hỏng.
- Nếu dây điện bị rách, quấn băng
keo cách điện cẩn thận chung quanh và tuyệt đối không dùng dây điện bị
rách ở ngoài nhà. Thay dây mới được càng tốt.
- Phải chắc chắn rằng các đồ điện gia dụng bằng kim loại đã được bao bọc cẩn thận bằng các chất cách điện.
- Khi bị cháy do chập điện, việc đầu tiên là cắt ngay nguồn điện sau đó
dùng bình cứu hỏa đặc biệt cho những đám cháy từ điện (nếu có). Không
bao giờ dùng nước, vì nước là nguyên nhân gây điện giật chết người.
- Nếu dây điện bị chập, bị bong tróc nguy hiểm, hay một thiết bị điện
nào đó bị hỏng không rõ nguyên nhân cần gọi thợ điện đến kiểm tra và sửa
chữa ngay.
- Khi ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà cần nghĩ
ngay đến việc một phích cắm điện nào đó đang quá tải và cháy, hoặc một
thiết bị điện nào đó đang bị quá nóng bằt đầu cháy. Tắt thiết bị điện đó
đi và rút phích cắm ra ngay.
- Nếu bạn cảm thấy phích cắm
điện hơi bị nóng, tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Kiểm tra dây điện
và ổ cắm điện, nếu có vấn đề gì đó đối với một trong hai cái này, nó dễ
gây cháy nhà.
Cuối cùng là cách sử dụng tốt ổn áp cho người dùng
Để có được Ổn áp tốt, phù hợp trong sử dụng và an toàn cho các thiết bị điện, Quý khách lưu ý:
- Chọn máy: cần chọn đúng loại có dải điện áp làm việc phù hợp và đủ công suất.
- Về điện áp: Bình thường chỉ cần chọn loại máy có dải điện áp làm việc
từ 150V đến 250V là đủ. Ở những nơi điện quá yếu thì phải chọn loại dải
rộng 90v-250v hoặc 50v-250v dùng cho khu vực điện quá yếu
-
Lắp đặt cần - Chuẩn bị: Chọn dây dẫn tốt và đủ lớn (Ví dụ: dây ɸ = 2,5
mm, cho máy 3000VA). Nếu dây dẫn quá nhỏ so với yêu cầu thì sụt áp trên
đường dây sẽ lớn, làm giảm công suất máy. Nếu dùng tải lớn nên có cầu
dao riêng cho từng tải.
- Lắp đặt:
- Đặt máy ở chỗ thoáng mát, khô ráo, dễ quan sát.
- Điện vào: Nối vòa cọc INPUT (vào).
- Điện ra: Lấy từ cọc OUTPUT (ra) hoặc từ ổ cắm
- Tiếp địa: Cần có dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
- Đóng điện vào máy, để máy chạy không tải ổn định từ 5 ÷ 10 giây, sau đó lần lượt bật từng phụ tải.
- Lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng quá tải.
- Khi mất điện lưới bất thường, nên cắt phụ tải ra khỏi máy ổn áp. Khi nào có điện sẽ lần lượt bật lại.
- Không để nước rớt vào máy.
- Không di chuyển khi máy có điện.
Với kinh nghiệm trên hy vọng giúp ích được các bạn trong những lỗi thường gặp để có thể sử lý một cách nhanh chóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét